Các bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến rất phức tạp, nhiều người nuôi quan tâm đặc biệt đến việc chọn con giống chất lượng, sạch bệnh ngay từ đầu vụ nuôi. Bài viết này, BioChain sẽ tổng hợp lại các bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống cũng như cách phòng bệnh để người nuôi hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh cho con giống một cách tốt nhất.

Một số bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống

1. Bệnh hoại tử cơ trên tôm giống

Đây là căn bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống từ giai đoạn PL5 trở đi. Bệnh xuất hiện trên cả tôm thẻ, tôm sú và thậm chí là tôm càng xanh. Khi bị bệnh tôm thường có những biểu hiện sau:

  • Ấu trùng bơi không bình thường, đôi khi chìm nhiều ở dưới đáy bể.
  • Các phần phụ của ấu trùng như chủy, chân bụng, chân ngực quan sát qua kính hiển vi thấy bị ăn mòn hoặc cụt, có chỗ có màu vàng cam.
  • Ấu trùng sẽ chết nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh là do môi trường ương giống không tốt, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ cao vượt quá 290C.

2. Tôm giống bị đen mang

Tôm giống bị đen mang trong giai đoạn từ PL5 – PL8 (thời kỳ phát triển của ấu trùng). Tôm giống có kích cỡ nhỏ nên khi bị bệnh khó có thể quan sát bằng mắt thường. Nếu nhìn qua kính hiển vi sẽ thấy nhiều mảng chấm đen trên tơ mang. Trong trường hợp bị nặng tôm sẽ chết hàng loạt.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do nước có hàm lượng hữu cơ cao hoặc tảo chết nhiều mà không được xử lý.

3. Bệnh lột xác dính vỏ

Lột xác dính vỏ là một trong những bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống. Bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn PL10 – PL11 (chủ yếu vào ban đêm) với những biểu hiện nổi bật như vỏ bị dính ở chủy, ở chân ngực khiến chúng không bơi được và chết. Tỷ lệ lột xác bị dính vỏ là 10 – 30%.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lột xác dính vỏ có thể do hàm lượng NH4 – N trong bể nuôi cao, hoặc tôm bị thiếu khoáng trong thời kỳ lột xác.

4. Bệnh đục cơ trên tôm

Đục cơ thường xuất hiện ở tôm bột (PL), tỷ lệ mắc bệnh thường từ 10 – 30%. Việc sử dụng kháng sinh thường không hiệu quả mà chỉ giảm thiệu tối đa bằng việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm Stress. Các dấu hiệu thường gặp như:

  • Toàn thân tôm có màu trắng đục, điểm trắng xuất phát từ đuôi và lan dần ra.
  • Tôm bơi lội khó khăn.
  • Tôm bị bệnh không được điều trị sẽ chết

Nguyên nhân gây bệnh có thể do các hiện tượng sốc của môi trường, ví dụ như sự dao động nhiệt độ, độ mặn hay oxy, hoặc cũng có thể do các thao tác trong khi nuôi không phù hợp.

5. Bệnh gây chết giữa chu kỳ

Đây là một bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống với tỷ lệ chết cao. Bệnh xuất hiện khi nuôi ấu trùng từ 10 – 20 ngày, sau 2 – 3 ngày bị nhiễm bệnh có thể chết hết.

Các triệu chứng bệnh lý thường là: Ấu trùng yếu, bơi lội chậm chạp, thân có màu nâu sáng, ăn yếu và chậm. Quan sát qua kính hiển vi sẽ thấy phần gan tụy co lại, nhỏ hơn bình thường, các sắc tố bị mất dần, ruột tôm có nhiều vi khuẩn Coccobacilli. Nếu quan sát bể giống vào ban đêm sẽ thấy những con chết có dấu hiệu phát sáng.

6. Bệnh dính chân

Dính chân là bệnh hay gặp ở giống tôm càng và tôm sú. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn dạng sợi và vi khuẩn không phải dạng sợi, cũng có thể là do một số loại tảo, nguyên sinh động vật. Khi quan sát qua kính hiển vi sẽ thấy xuất hiện các loại vi khuẩn dạng sợi là chủ yếu. Những loại vi khuẩn này bám vào các sợi lông tơ, gây tổn thương các phần phụ như chân vụng, đuôi, chủy,… Nếu bị nhiễm nặng tôm có thể chết đồng loạt.

Biện pháp phòng bệnh trên tôm giống

  • Tiến hành vệ sinh kỹ toàn bộ bể nuôi sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô bể khoảng 10 ngày.
  • Cấp nước đã được xử lý vào bể thông qua lưới lọc để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, vật chủ trung gian,… có nguy cơ gây bệnh cho tôm giống.
  • Trong thời kỳ lột xác, bổ sung thêm khoáng vi lượng, Vitamin C, chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho tôm nuôi.
  • Chăm sóc cho ăn, quản lý môi trường ao nuôi tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng lột xác nhanh chóng.
  • Định kỳ xi phong sạch đáy bể, loại bỏ thức ăn dư thừa, thay nước đúng định kỳ để giữ môi trương nuôi sạch sẽ, hạn chế tối đa dịch bệnh.
  • Kiểm soát nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 27 – 28o
  • Quản lý sự phát triển của tảo.
  • Khi phát hiện tôm bị bệnh cần phát hiện rõ nguyên nhân để thực biện pháp điều trị phù hợp.

Thức ăn phòng bệnh trên tôm giống

Bên cạnh việc quản lý môi trường nước ao, người nuôi cần phải bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng cho tôm giống tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống một cách hiệu quả. BioChain giới thiệu cho người nuôi chuỗi thức ăn Larviva – Chất lượng Châu Âu cho tôm giống Việt.

Bộ sản phẩm với những tính năng nổi bật như sau:

  • Bổ sung một lượng vi sinh BACTOCELL® tạo axit hữu cơ, giúp tôm khánh bệnh và cái thiện sức khỏe đường ruột.
  • Bổ sung 3 nấm men đa chủng B-WYSETM giúp sản sinh ra betaglucan giúp tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
  • Áp dụng công nghệ sản xuất thức ăn như vi bọc, ép đùn, sấy lạnh giúp lượng dinh dưỡng trong thức ăn được giữ trọn vẹn.
  • Thức ăn chứa hàm lượng đạm dễ tiêu cao, giúp tôm lớn nhanh và tăng tỷ lệ sống.

Hiện tại, chuỗi thức ăn của BioChain được nhập khẩu chính hãng và đang được nhiều đơn vị sản xuất giống lựa chọn. Nếu người nuôi có nhu cầu hãy liên hệ ngay số HOTLINE 0854.64.88.77 để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hy vọng rằng với những chia sẻ về các bệnh thường gặp trong sản xuất tôm giống cũng như biện pháp phòng ngừa dịch bệnh sẽ giúp người nuôi có thêm thông tin vận dụng vào trang trại một cách hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan