Cá ong cảnh có màu sắc đẹp, ấn tượng. Nhiều người nuôi cá cảnh rất yêu thích loài cá này vì tính dễ nuôi, thẩm mỹ đẹp của chúng. Tuy nhiên hiện nay, thông tin về cá ong cảnh vô cùng ít. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp nhiều điều thú vị mà bạn ít tìm thấy về cá ong cảnh. Từ đó giúp cho việc nuôi cá ong dễ dàng hơn.
Cá ong cảnh là gì?
Cá ong (Tên tiếng Anh: Leporinus banded) hay còn gọi là cá sọc đen, có khả năng nhảy cao đặc biệt ấn tượng. Với màu sắc nổi bật, gồm những dải vàng, đen xen kẽ nhau, gợi liên tưởng đến loài ong nhiều sọc. Nhờ màu sắc ấn tượng này mà cá ong thường được nuôi làm cảnh để tạo thẩm mỹ cho bể cá.
Cá ong cảnh có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ, du nhập vào Florida và Hawaii. Hiện nay cá ong được bán rất nhiều trên thị trường cá cảnh. Nhưng những thông tin khoa học của chúng vẫn chưa được nghiên cứu và cung cấp nhiều.
Đặc điểm cá ong cảnh
Mỗi loài cá đều có những điểm đặc trưng riêng về kích thước, màu sắc, môi trường và tập tính sống. Cá ong ở Việt Nam không nhiều. Việc hiểu biết nhiều về đặc điểm cá ong cảnh sẽ hữu ích nếu bạn có dự định nuôi loài cá này.
Kích thước
Trên thực tế, cá ong nuôi cảnh thường nhỏ hơn các loài cá cảnh phổ biến khác. Kích thước phổ biến của cá ong trong thị trường cá cảnh thường từ 5 đến 10 cm. Kích thước trung bình của cá ong trưởng thành khoảng 6cm.
Với kích thước nhỏ như vậy, cá ong có thể được nuôi trong bể với số lượng lớn. Bể cá của bạn sẽ rất đẹp vì màu sắc sặc sỡ của cá ong hòa lẫn vào nhau. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn nuôi cá ong cùng với loài cá khác. Tuy nhiên cần cân nhắc chọn loại cá nuôi cùng vì cá ong rất hung dữ.
Màu sắc
Như đã nói ở trên, các loài cá ong cảnh nổi bật với những sọc đen. Khi còn nhỏ, các con cá ong chỉ có tầm 5 dải đen. Khi chúng lớn lên, các sọc đen sẽ được tách làm đôi mỗi năm, xen giữa là màu vàng nhạt. Chúng ta dễ dàng nhận diện đâu là cá ong lớn hay nhỏ dựa vào số lượng sọc đen của nó. Càng nhiều sọc đen chứng tỏ cá ong càng lớn.
Cá ong cảnh có hai loại là Leporinus affinis và Leporinus fasciatus. Điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là hình dạng vây đuôi và số lượng các sọc. Giống Leporinus affinis có vẩy đuôi tròn là có chín sọc. Giống Leporinus fasciatus có vẩy đuôi nhọn và có 10 sọc đen.
Điều kiện sống
Trong tự nhiên, cá ong sống ở các lòng sông với nhiều đá và quen với dòng nước chảy mạnh, thường là nước đầu nguồn. Hầu hết các loài cá ong đều hướng cơ thể xuống dưới cá khe đá. Chúng cũng đặc biệt thích bể có nhiều vách, khe đá. Đây là nơi chúng có thể ẩn nấp, trú ẩn khi cảm thấy có điều bất thường.
Thức ăn
Cá ong cảnh thích ăn tạp. Thức ăn chủ yếu là thực vật, chẳng hạn như lá cây và tảo. Trong tự nhiên, cá ong cũng có thể ăn một số loại ấu trùng nhỏ, sâu nhỏ thậm chí là vài loại trái cây. Có thể nói, cá ong là loại cá cảnh khá dễ ăn và thức ăn của chúng cũng đa dạng.
Ngoài việc cắn trái cây, những chiếc răng cửa sắc nhọn của chúng có thể làm nứt vỏ ốc. Vì vậy, không nên nuôi cá ong chung với các loại cá thủy sinh dọn bể vì sẽ có nguy cơ bị cá ong cắn.
Tập tính sống
Một điều đặc biệt là loại cá ong rất hung dữ, chúng dễ cắn nhau với các con cá khác. Chúng có thể tranh thức ăn, hoặc thậm chí chỉ cần bị xâm lấn chỗ trú cũng đủ tấn công cá khác. Vì vậy, cá ong thích hợp để nuôi trong bể lớn hơn so với bể nhỏ.
Bạn cũng nên nuôi các loại cá có kích thước lớn hơn hoặc ngang bằng cá ong để hạn chế chúng cắn vây lẫn nhau.
Những lưu ý khi nuôi cá ong cảnh
Cá ong cảnh tuy đẹp, lạ nhưng việc nuôi cá đúng cách không phải là chuyện dễ. Người nuôi cần đảm bảo các yếu tố môi trường trong bể, thức ăn,… để đảm bảo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cá.
Môi trường nước
Điều kiện lý tưởng để cá ong cảnh phát triển tốt là nhiệt độ nước từ 76 – 82 độ F, KH 10 – 15 và độ pH từ 7.8 – 8.6. Nếu nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp, cá khó sống lâu.
Cá ong có thể phát triển tốt trong các môi trường nước sau đây:
- Sử dụng nước máy. Tuy nhiên, không nên cho nước máy trực tiếp vào bể mà phải đảm bảo clo trong nước máy phải bốc hơi hết. Ngoài ra, nên điều tiết nồng độ pH phù hợp (ở đây là từ 7.8-8.6 với loài cá ong).
- Nước giếng khoan. Lưu ý rằng nước giếng khoan hầu như không chứa oxy, độ pH quá thấp từ 4-4.5. Vì vậy, cần tiến hành sục oxy cho nước giếng khoan và xử lý độ pH phù hợp trước khi thả cá vào bể.
Bố trí trong bể
Như đã biết ở trên, cá ong sống trong môi trường nước mạnh nên cần bố trí các dòng nước với lực mạnh trong bể. Bạn có thể dùng máy bơm nước bể cá với công suất lớn. Điều này vừa tạo lực nước mạnh, vừa cung cấp thêm oxy cho cá trong bể.
Cá ong cảnh rất thích sống ở nơi có nhiều khe đá, ốc sò và nhiều sinh vật biển, các loài cây thực vật khác. Ví dụ, dương xỉ, rêu, tảo… Do đó, bạn cần tạo nên nhiều khe đá – nơi trú ẩn lí tưởng của loài cá ong.
Lưu ý, cá ong sọc đen có khả năng nhảy rất cao. Những chốt chặn, nắp đậy bể cần chắc chắn để tránh trường hợp cá ong nhảy quá cao sẽ văng ra khỏi bể.
Thức ăn
Loài cá ong ăn tạp nên rất dễ ăn. Các loại thực vật cá ong ăn được là cỏ tinh thảo, rau diếp, cải xoong, đậu Hà Lan nấu chín,… Ốc trong bể cũng là một nguồn thức ăn tươi sống giàu dinh dưỡng trong bể.
Tuy nhiên, trên thực tế cá ong rất dễ ăn. Tùy vào điều kiện, người nuôi có thể tìm kiếm những loại thức ăn phù hợp.
Bạn nên cho cá ong ăn tầm 2 lần trong ngày là phù hợp. Lượng thức ăn nên cho vừa phải, cung cấp dinh dưỡng đủ cho cá. Nếu cho quá nhiều thức ăn sẽ thừa, khiến môi trường nước bị ô nhiễm, dễ gây bệnh ở cá.
Cách nhân giống cá ong cảnh trong bể nuôi hiệu quả
Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về cách nhân giống của cá ong cảnh. Tuy nhiên, để nhân giống cá ong trong bể nuôi đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thả 3 con đực cùng với 3 con cái.
Cá ong cái sẽ để trứng trên một tảng đá bằng phẳng, lấy trứng vào miệng và hứng tinh trùng của con đực. Trứng cá ong sẽ được con cái giữ trong miệng khoảng 3 tuần, sau đó được nhả ra trong môi trường bể nuôi.
Trong giai đoạn này, nên cho cá ong ăn các loại thực phẩm như tôm ngâm nước muối, thực phẩm nghiền,… Thực phẩm tốt giúp cá bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình sinh sản.
Mua cá ong cảnh giá rẻ ở đâu?
Tuy cá ong cảnh là loài cá không quá phổ biến nhưng vẫn có thể tìm thấy ở các cửa hàng cá cảnh. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay nhiều thành phố khác đều có bán cá cảnh.
Việc lựa chọn số lượng và loại cá, kích cỡ cá ong cảnh cũng quan trọng và cân nhắc đến túi tiền của người mua. Nếu bạn muốn tìm một địa chỉ mua cá cảnh giá rẻ, uy tín, chất lượng, tham khảo trang biochain.vn. Nơi này cũng cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích về nuôi cá cảnh không thể bỏ qua!
Trên đây là những thông tin cập nhật, mới nhất về cá ong cảnh – loài cá nổi tiếng trong giới cá cảnh nhưng còn rất ít thông tin và tài liệu nghiên cứu. Việc hiểu biết về loài cá này rất quan trọng để quá trình nuôi cá diễn ra thuận lợi hơn. Hy vọng bạn sẽ thu nhận được nhiều thông tin bổ ích từ bài viết!