Tổng hợp các loài cá cảnh màu xanh lá cây đẹp nhất hiện nay
Cá sọc ngựa xanh
Loài cá này còn biết đến với một tên gọi khác là cá ngựa vằn à có tên khoa học là Rerio. Chúng có rất nhiều những màu sắc khác nhau nhưng màu đẹp nhất vẫn là màu xanh lá. Nhờ vẻ đẹp này mà loài cá này đã “hớp hồn” bao nhiêu dân chơi cá cảnh. Hầu như ai gặp cá sọc ngựa xanh cũng đều bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lấp lánh bắt mắt của em này.
Cá có đặc điểm dễ nuôi, thích nghi tốt với môi trường, tốn rất ít thời gian chăm sóc. Loài cá này thường bơi sát mặt nước, ở tầng trên cùng. Nhiệt độ thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt là ở trong môi trường nước có nhiệt độ từ 20 đến 28 độ C. Khi nuôi cá, bạn nên thay nước ít nhất 1 lần/tuần để cá có môi trường sống tốt nhất.
Thức ăn chủ yếu của loài cá này là các loại giáp xác, động vật không xương sống và cả côn trùng. Bên cạnh đó, các loại thức ăn dạng viên khô cũng là một món ăn khoái khẩu của loài cá này.
Cá sọc ngựa xanh là một loài ăn khỏe và rất phàm ăn. Loài cá này rất hiếm khi bị bệnh. Ngoài ra chúng có thể sống được trong hồ cá nhỏ hoặc trong môi trường thiếu oxy. Khâu chăm sóc cá cũng rất dễ dàng và tốn ít thời gian. Nếu bạn nuôi loài cá này sẽ giúp bể cá nhà bạn trở nên sinh động hơn bao giờ hết.

Cá sọc ngựa cánh tiên xanh
Loài cá này có thân hình dẹp và mỏng ở hai bên với chiều dài tầm 6cm. Cá có hai râu ở phần đầu hướng về phía trước.
Cá sọc ngựa cánh tiên xanh có đặc điểm khác biệt so với loài cá khác là vây bơi. Khi bơi, loài cá này chuyển động một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Vẻ đẹp này có thể khiến bạn bỏ hàng giờ đồng hồ chỉ để ngồi ngắm cá bơi. Với vẻ đẹp cực kỳ thu hút cá sở hữu màu sắc xanh dạ quang chói lọi cực kỳ nổi bật.
Loài cá này rất thích ăn các loại giáp xác, động vật không xương sống và cả côn trùng. Ngoài ra, các loại thức ăn dạng viên khô cũng là một món ăn yêu thích của loài cá này. Bạn nên cho cá ăn vào buổi sáng sớm và buổi tối, 2 lần/ngày. Đặc biệt không nên cho cá ăn nhiều tránh trường hợp dư thừa thức ăn làm bẩn nước trong hồ.
Cá cánh buồm xanh lá dạ quang
Loài cá này có rất nhiều các tên gọi khác nhau như: cá váy hay cá hắc quần. Cá có tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi và có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Chúng sở hữu rất nhiều các màu sắc nổi bật khác nhau. Tuy nhiên, màu xanh lá là màu có nhiều vẻ đẹp thu hút nhất.
Cá có chiều dài từ 5 đến 7cm và có thân hình bầu dục. Với những con cá đực thường sẽ có màu sắc nhạt hơn so với những con cá cái. Những con cá cánh buồm cái thường có hình dáng đầy đặn hơn.
Loài cá này thường sống theo bầy đàn và bơi lội chủ yếu ở tầng giữa. Thông thường một đàn cá sẽ gồm 6 con. Vì vậy, khi mua loài cá này về nuôi trong bể thì bạn nên mua cả đàn. Bên cạnh đó, loài cá này cũng rất dễ nuôi, dễ dàng chăm sóc. Tuổi thọ của chúng tương đối cao, rất phù hợp nuôi trong hồ thủy sinh.
Loài cá này được biết đến là một loài ăn tạp. Vì vậy, thức ăn chủ yếu của loài này là trùn chỉ, các loài không xương sống. Ngoài ra, các loài giáp xác hay côn trùng nhỏ cũng là món yêu thích của chúng. Nếu bạn quá bận rộn thì có thể cho cá ăn thức ăn dạng viên nhé!
Cá Betta Xanh Lá
Nếu lần đầu tiên bạn nhìn thấy loài cá này, chắc chắn bạn sẽ bị vẻ đẹp của loài cá này mê hoặc. Với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh đầy sức quyến rũ. Đặc biệt, bạn có thể nuôi cá Betta phong thủy sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn. Loài cá này đa dạng những màu sắc khác nhau nhưng đẹp nhất vẫn là cá Betta xanh lá.
Cá này có khả năng đấu tranh sinh tồn và tính hiếu chiến khá cao. Vì vậy, loài cá này có sức khỏe khá tốt. Do đó, cá được rất nhiều các dân chơi cá cảnh săn lùng trên thị trường Việt Nam.
Nếu bạn đặt bể cá Betta xanh lá mini trên bàn làm việc sẽ mang lại sinh khí tuần hoàn. Ngoài ra, còn giúp gia chủ làm ăn phát đạt, có nhiều sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Loài cá này rất dễ nuôi và tốn rất ít thời gian chăm sóc. Thức ăn chủ yếu của chúng là: các loại giáp xác, động vật không xương sống và cả côn trùng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho cá ăn các loại dạng viên. Đặc biệt bạn nên thay nước 1 lần/tuần để cá có điều kiện phát triển tốt nhất.
Một số bệnh thường gặp ở loài cá cảnh màu xanh lá cây
Bệnh đốm trắng
Khi cá bị mắc bệnh sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng bao phủ khắp mình và lan ra vây rất nhanh. Ký sinh trùng ichthyophthirius multifiliis sẽ tách rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy của bể. Lúc này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi lội tự do đi tìm một vật chủ khác.
Bạn cần phải chữa trị ngay cho cá khi cá có những dấu hiệu trên. Đặc biệt, rất có nguy cơ các con cá khác cũng bị mắc bệnh nên bạn phải chữa cả đàn. Bạn có thể nâng nhiệt độ nước lên 32 đến 35 độ C trong khoảng thời gian từ 4-6 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể pha vào trong nước thuốc tím theo tỷ lệ 1 gam/ lít. Nếu bạn nuôi ở trong hồ thì có thể dùng thêm ít muối hột, sau 3 ngày bạn thay nước. Khi bạn áp dụng các biện pháp trên, cá của bạn sẽ bớt bệnh.
Bệnh nấm mốc nước
Các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia sẽ ký sinh trùng và các cá thể cá. Đây được coi là một loại phát ban dạng tím như là bông hoa xuất hiện trên cơ thể cá. Đặc biệt, có khi còn được phủ một lớp màng mỏng nấm dạng sợi hay bột ở trên cá.
Bạn sẽ hòa một lượng muối hột với trọng lượng 15-30 gam trong một lít nước. Đồng thời, bạn sẽ ngâm cá vào trong chậu nước mặn đó từ 15-30 phút. Nếu bạn muốn điều trị dài ngày thì nên dùng 7 gam/lít.
Bệnh phù
Do vi khuẩn Streptococcus spp gây ra. Bệnh thường xảy ra khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp, mật độ nuôi cao, nhiệt độ nước 20 – 30 độ C.
Đây cũng được coi là một triệu chứng nhiễm khuẩn. Bạn có thể thay 25% nước một lần trong 3 ngày Nếu thấy cá chưa có tình trạng cải thiện thì bạn nên dùng đế thuốc. Để an toàn bạn nên tìm đến các địa chỉ nuôi cá cảnh uy tín để được tư vấn.
Bệnh thối vây, đuôi
Đây là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ở nhiều loài cá. Nếu không được điều trị kịp thời, thì bệnh này có thể dẫn đến tử vong. Loại bệnh này cũng rất dễ lây lan. Do đó, bạn cần phải cách ly cá càng sớm càng tốt để tránh lây bệnh sang cá thể khác.
Bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ bể cá thường xuyên, đồng thời thay nước khoảng 25% trong 3 ngày 1 lần. Bạn có thể sử dụng viên nén Tri-Sulfa của Blue Planet, API Stress Coat, Melafix. Ngoài ra, bạn cũng được dùng thuốc kháng sinh được kê để điều trị bể cá bị ảnh hưởng.
Bệnh sình bụng
Cá sẽ có dấu hiệu sình bụng, phần bụng bị căng phồng ra. Lúc này, bụng cá căng đầy nước và không có khả năng đào thải. Bụng cá căng làm vẩy cá bị rộp lên. Tình trạng sức khoẻ của cá bị kém đi, thường do vi khuẩn gram âm gây ra.
Đầu tiên bạn nên cách ly cá sang một nơi khác. Loại bệnh này, rất khó chữa trị tuy nhiên nếu là do vi khuẩn và được phát hiện sớm vẫn có thể chữa khỏi. Khi cá bị vẩy xù lên thì chứng tỏ bệnh đang ngày càng trầm trọng. Bạn nên ngâm cá trong nước muối giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá.
Đặc biệt, bạn nên thay nước 1 lần 1 tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lá bằng để điều trị. Trong lá bằng có các hoạt chất như Tanin, phytosterol, nhằm hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên.
Nên bể cá cảnh màu xanh ở đâu thì hợp phong thủy?
- Tuyệt đối không để bể cá ở trước bàn thờ hoặc bệ thần.
- Không nên để bể cá có hướng đối với bếp gây tương khắc không tốt cho tài lộc hay sức khỏe.
- Không nên đặt ở sau bàn ghế trong phòng khách hoặc Sofa tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.