Tác nhân gây nhiễm bệnh mờ đục (TPD) ở tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu phát hiện ra rằng một chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mới là tác nhân gây ra bệnh TPD

Hình 1. Ấu trùng tôm thẻ chân trắng mắc bệnh TPD

Nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả nuôi tôm, là ngành sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bệnh được phát hiện trên tôm – bao gồm bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), bệnh “tôm chết bí ẩn” (VCMD), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và bệnh SHIV,… – đã ảnh hưởng đến ngành nuôi tôm toàn cầu. Gần đây hơn, một loại bệnh mới được gọi là “bệnh mờ đục” (TPD) hoặc “bệnh thân thủy tinh” (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với nghề nuôi tôm ở Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Kể từ tháng 3 năm 2020, nhiều trường hợp TPD đã xảy ra ở một số loài tôm thẻ chân trắng tại các trại sản xuất giống ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, sau đó bệnh mới này bắt đầu lây lan sang các vùng nuôi tôm ở phía bắc Trung Quốc thông qua việc vận chuyển tôm giống (PL hoặc PLs) vào tháng 4 năm 2020. Bệnh TPD thường ảnh hưởng đến tôm giống ở độ tuổi từ PL4 đến PL7 với khả năng lây nhiễm rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 60% sau hai ngày phát hiện mầm bệnh, và thậm chí lên đến 90-100% vào ngày thứ ba. Ấu trùng tôm bị bệnh mờ đục chủ yếu có các dấu hiệu lâm sàng giống nhau, chẳng hạn như gan tụy nhợt nhạt hoặc không màu, đường tiêu hóa trống rỗng và làm cho cơ thể ấu trùng bị bệnh trở nên trong suốt và mờ.

Bệnh TPD đã trở nên phổ biến, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế ở một số vùng nuôi tôm ở Trung Quốc, vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược phòng chống dịch bệnh là cấp thiết. Mẫu tôm bị bệnh TPD được lấy và được sàng lọc với một số mầm bệnh đã biết, nhưng kết quả cho thấy đây không phải là do các tác nhân gây bệnh đã biết gây ra và cho rằng TPD có thể do một mầm bệnh mới xuất hiện. Ngoài ra, một số nông dân nhận thấy rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể làm giảm bệnh, cho thấy TPD có thể là do vi khuẩn gây bệnh.

Qua kết quả phân tích phân tử các ấu trùng bị nhiễm TPD cho thấy các cá thể bị bệnh này đều âm tính với các bệnh chính của tôm nuôi, bao gồm bệnh đốm trắng (WSSV), Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV), Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND/EMS), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), bệnh SHIV, bệnh đầu vàng (YHV), hội chứng Taura (TSV) và bệnh hoại tử cơ (IMNV).

Hình 2: Các phần mô học của PL bị bệnh TPD.

(a, b) Giai đoạn đầu: phá hủy gan tụy. Tế bào biểu mô (EC) ở ống gan tụy bị hoại tử nhẹ, đặc biệt là EC có biểu hiện nhân ngưng tụ, sẫm màu, nhỏ hơn. Sự xâm nhập của vi khuẩn (BC) trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm đã được chỉ ra bởi các mũi tên màu đen. 

(c, d) Giai đoạn cấp tính. Có rất nhiều vi khuẩn xâm nhập vào các ống gan tụy. Tế bào EC bị bong tróc(mũi tên màu trắng). 

(e, f) Phần giữa đường tiêu có biểu hiện hoại tử và các EC bị bong tróc (mũi tên trắng) các EC.

Mầm bệnh cũng được lấy mẫu để phân lập và được xác định rằng vi khuẩn ưu thế được được xác định là V. parahaemolyticus. Và các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khả năng gây bệnh của những vi khuẩn V. parahaemolyticus nàycó dấu hiệu lâm sàng điển hình tương tự như các dấu hiệu bệnh TPD trên tôm nuôi. Sự khởi phát và tiến triển của bệnh cũng như tỷ lệ chết cũng tương tự như ở tôm nuôi bị bệnh TPD. Do đó, V. parahaemolyticus mới này (Vp -JS20200428004-2) được suy luận là tác nhân gây bệnh TPD ở tôm post.

Hình 3: Tỷ lệ chết của của tôm ở các nồng độ vi khuẩn Vp-JS20200428004-2 khác nhau. Bốn nhóm tôm khỏe mạnh được ngâm trong nồng độ vi khuẩn 1,83 × 107 ~ 1,83 × 104 CFU / mL (nhóm bị nhiễm bệnh), và một nhóm được ngâm trong nước biển đun sôi (nhóm đối chứng).

Cho đến nay, các bệnh do Vibrio gây ra đã được báo cáo xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau của L. vannamei , bao gồm nauplii (2 ngày), zoea (4 đến 5 ngày), mysis (3 đến 5 ngày), hậu ấu trùng (10 đến 15 ngày) và con non. Vibrio alginolyticus có liên quan đến hội chứng Zoea 2 và hội chứng mold mysis ở giai đoạn ấu trùng, trong khi V. alginolyticusV. harveyi có liên quan đến hội chứng Bolitas. Hội chứng Bolitass ở L. vannamei làm cho các tế bào biểu mô tách khỏi ruột và gan tụy, xuất hiện những hạt nhỏ trong đường tiêu hóa. Rõ ràng, mô bệnh học của ruột và gan tụy của TPD do Vp -JS20200428004-2 gây ra khác với hội chứng bolitas. Ngoài ra, các dấu hiệu lâm sàng của TPD khác với các dấu hiệu lâm sàng của hội chứng Bolitas (giảm ăn, chậm phát triển, bơi chậm và giảm cơ chế thoát). Vì vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu có thể xác định TPD là một bệnh Vibrio mới xảy ra ở giai đoạn PL của L. vannamei.

Tác nhân gây bệnh TPD cho thấy độc lực cao đối với tôm giống và có thể gây ra những thay đổi mô bệnh học cấp tính và nghiêm trọng ở gan tụy và đường ruột. Nguy cơ dịch bệnh và thiệt hại về PL do mầm bệnh mới này gây ra cần được quan tâm hơn nữa.

Nguồn: https://www.aquaculturealliance.org/

Bài viết liên quan