Hướng Dẫn Cách Chữa Chó Bị Đi Ngoài Ra Máu Hiệu Quả Nhất

Chó bị đi ngoài ra máu nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị có khó không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dân bạn cách chữa chó bị đi ngoài ra máu chi tiết nhất.

Nguyên nhân khiến chó bị đi ngoài ra máu

Đây là bệnh rất hay gặp ở chó và nguy cơ khiến chú chó tử vong cũng rất cao. Căn bệnh này chưa có thuốc đặc trị nên việc giật lại mạng sống của thú cưng từ tay thần chết là rất mong manh. Tuy nhiên, các bạn đừng quá bi quan. Nếu phát hiện sớm và có những biện pháp xử lý chính xác thì chú chó của bạn vẫn có cơ hội sống sót. Nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối là chó tiêu chảy ra máu thì gần như không còn cơ hội cứu chữa.

Ở các chú chó, việc chó bị đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là căn bệnh viêm đường ruột cấp tính hay còn gọi là Parvo. Chắc hẳn khi đưa chú chó của mình đi khám bác sĩ thú y định kỳ, bạn sẽ thường nghe bác sĩ cảnh báo, cân nhắc về bệnh parvo ở chó.

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Chó Đi Ngoài Ra Dịch Nhầy – Nông Trại Thú Cưng

Dấu hiệu và triệu chứng cho đi ngoài ra máu

Những con chó mắc bệnh có dấu hiệu của bệnh trong vòng 3 đến 7 ngày. Hôn mê và trầm cảm thường là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh parvovirus. Sau đó, nôn mửa, tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy ra máu, mất nước, chán ăn và đau đớn, thường diễn ra khá nhanh.

Bất kỳ con chó con nào bị nôn mửa phải được kiểm tra Parvovirus, ngay lập tức. Hầu hết các trường hợp tử vong do parvo xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng, đó là lý do tại sao bạn cần đưa con chó của mình đến bác sĩ thú y hoặc bệnh viện cấp cứu ngay lập tức nếu nó có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Đừng ngồi xung quanh và xem liệu đó có phải là virus parvovirus hay không.

Cách chữa chó bị đi ngoài ra máu

Để cứu các chú chó đi ngoài ra máu thì trước tiên, bạn phải hiểu căn bệnh Parvo. Cách an toàn nhất luôn là đưa chó đi y tế thật nhanh để được bác sĩ thú y hỗ trợ kịp thời. Việc tự điều trị ở nhà là rất mong manh. Kéo dài thời gian chỉ làm bệnh tiến triển nhanh chóng đến giai đoạn chó đi cầu ra máu mà thôi.

Chăm sóc, hộ lý

Đây là khâu rất quan trọng trong việc điều trị bệnh Parvo. Căn cứ và tính chất của bệnh mà chúng ta có các bước chăm sóc như sau:

Luôn giữ cho cún được khô ráo: Cách lý cún với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước. Các bạn hãy đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho cún. Tránh để cún đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.

Nếu chẳng may vì một lý do nào đó mà cún bị ẩm hay ướt toàn thân thì lập tức dùng máy sấy làm khô lông cún hoặc dùng khăn mềm lau thật sạch, thật khô.

Luôn giữ vệ sinh cho cún được sạch sẽ. Bệnh Parvo sẽ làm cún tiêu chảy, nôn mửa. Mỗi khi thấy cún nôn hoặc tiêu chảy cần tiến hành dọn và lau sạch khu vực cún ở ngay. Không để phân hay dịch nôn ra vấy vào người cún. Điều đó vừa bẩn vừa làm bệnh của em ấy nặng thêm. Chăm một chú cún bị bệnh Parvo rất khổ cực và các bạn cẩn phải thật chú ý mới có thể cứu sống chú chó của mình.

Nếu chó bị bệnh vào mùa đông thì cần phải có biện pháp giữ ấm. Bạn có thể dùng đèn sưởi hoặc thắp bóng đèn tỏa nhiệt để giữ ấm. Dùng khăn sạch lót chỗ nằm cho cún. Nếu có gió rét thốc vào chuồng dùng tấm phên hoặc khăn che lại.

Còn nếu vào mùa hè nóng bức cần phải giữ cho chuồng được thoáng mát. Có thể dùng điều hòa, quạt máy để hỗ trợ. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cún.

Chó đi ngoài ra máu: 12 lý do và cách khắc phục (2020)

Điều trị chó đi ngoài ra máu bằng phương pháp y khoa

Bệnh Parvo có tính chất hướng niêm mạc đường tiêu hóa. Điều này làm chó tiêu chảy nhiều lần, mất nước, chó đi ngoài ra máu và mất chất cân bằng điện giải rất nhanh. Cách chữa chó đi ngoài ra máu chính là hạn chế sự mất nước trong cơ thể cún. Đặc biệt, đối với các chú chó con bị đi ngoài ra máu thì cần phải chú ý hơn vì sức khỏe của các bé vốn rất yếu.

Để chống lại bệnh, cần bổ sung nước cho chó bằng cách truyền dịch ringer lactat, nước muối sinh lý 0,9%, KCl 10% hoặc đường glucose 5%. Đến giai đoạn lượng virus trong cơ thể cún nhân lên với số lượng đủ mạnh, đủ động lực sẽ tàn phá vào hệ miễn dịch. Lúc này cần phải dùng kháng sinh ampicillin để phòng bội nhiễm kế phát. Trong quá trình cũng cần có biện pháp cầm nôn và hạ sốt cho chó. Các thuốc trợ sức, trợ lực cũng rất cần thiết với cún trong giai đoạn này. Bạn cứ mang cún đế cơ sở y tế. Các bác sĩ thú y sẽ giúp bạn thực hiện các phương pháp xử lý nêu trên.

Điều trị bằng phương pháp dân gian – chó bị đi ngoài ra máu

Không phải phương pháp dân gian nào cũng là lang băm. Trên thực tế, có nhiều vị thuốc nam rất tốt. Có không ít trường hợp tây y đã bó tay nhưng khi tìm đến các phương pháp đông y thì lại khỏi bệnh. Đối với bệnh Parvo cũng vậy. Rất nhiều chú chó đã được cứu sống bằng phương pháp dân gian này. Bài thuốc dưới đây sẽ hướng dẫn chữa bệnh cho chó bằng cây Lược Vàng và Nhọ Nồi.

Để sắc thuốc trị bệnh Parvo, các bạn hãy tìm cây Nhọ Nồi hay còn gọi là cỏ mực. Loài cây này mọc dại trên các cánh đồng ở Việt Nam, ven bờ sông, bờ ruộng hay trong các vườn cây rất nhiều. Bạn loại bỏ phần rễ, chỉ lấy ngọn và lá già. Nếu không tìm được cây Nhọ Nồi thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cây Lược Vàng chữa bệnh cho chó.

Đối với cây Lược Vàng thì chỉ cần vài ba lá là đủ. Các bạn giã nát lá thuốc và chắt lấy phần nước cho cún uống. Nếu cún không tự uống thì dùng bơm xilanh bơm trực tiếp vào miệng cho cún nuốt xuống. Mỗi ngày cho uống từ 2 đến 3 lần. Bài thuốc này giúp cún cầm nước, hạn chế tiêu chảy và nôn. Kết hợp với đi bác sĩ kiểm tra lại thường xuyên thì cơ hội cún khỏi bệnh là rất cao. Với chó con đi ngoài ra máu thì cũng làm tương tự.

Dù điều trị bằng phương pháp nào thì trong thời gian cún bị bệnh, các bạn hãy để em ấy ở nơi yên tĩnh để cún nghỉ ngơi. Nhớ kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên để kịp thời có biện pháp chữa trị khác nếu bệnh phát triển hoặc thuyên giảm.

Nguyên nhân chó ỉa ra máu và cách xử lý kịp thời, an toàn với căn

Làm thế nào để khác phục chó đi ngoài ra máu

Phòng ngừa là cách duy nhất để đảm bảo rằng chó lớn hoặc chó con vẫn khỏe mạnh vì bệnh này cực kỳ độc hại và dễ lây lan. Hãy nhớ rằng bản thân virus parvovirus gần như không thể tránh khỏi. Chó con rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là do hệ miễn dịch tự nhiên được cung cấp trong sữa mẹ có thể bị mất đi trước khi hệ thống miễn dịch của chó con đủ trưởng thành để chống lại nhiễm trùng. Nếu một con chó con tiếp xúc với parvovirus chó trong khoảng cách gần, nó có thể bị bệnh.

Để giảm bớt khoảng trống trong việc bảo vệ và cung cấp sự bảo vệ tốt nhất chống lại parvovirus trong vài tháng đầu đời, một loạt các loại vắc xin cho chó con được thực hiện. Chó con sẽ được tiêm vắc xin đầu tiên
lúc 6-8 tuần tuổi; Thuốc tăng cường nên được sử dụng cách nhau 3 tuần cho đến khi chó con được 16 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại khi được một tuổi. Những con chó trưởng thành đã được tiêm phòng trước đây cần tiêm thuốc tăng cường hàng năm. Khám phá Parvovirus ở chó và chó con – Parvo

Để bảo vệ con chó trưởng thành của bạn, chủ sở hữu vật nuôi nên đảm bảo rằng việc tiêm phòng parvovirus cho con chó của họ được cập nhật trong suốt cuộc đời của nó. Cho đến khi một con chó con đã được tiêm phòng đầy đủ, chủ sở hữu vật nuôi nên thận trọng khi đưa con vật cưng của họ đến những nơi tập trung đông đúc chó (cửa hàng thú cưng, công viên, lớp học dành cho chó con, nhà trẻ chăm sóc chó, cũi và chải lông
tiệm). Cũng nên tránh tiếp xúc với những con chó bị nhiễm bệnh đã biết hoặc những con chó không rõ tình trạng tiêm phòng.

Cuối cùng, không để chó con hoặc chó trưởng thành tiếp xúc với phân của những con chó khác khi đi dạo hoặc chơi ngoài trời, ngay cả khi đã tiêm phòng. Một tỷ lệ nhỏ chó không có được khả năng miễn dịch đầy đủ, ngay cả khi đã được tiêm phòng vẫn bị.

Trên đây là các cách chữa chó bị đi ngoài ra máu được chúng tôi tổng hợp mà bạn có thể tham khảo qua. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết của chúng tôi.

Bài viết liên quan