Ếch Có Ăn Cá Cảnh Không? Giải Đáp Từ A Đến Z Cho Người Nuôi 

Ếch ăn cá cảnh không là câu hỏi được rất nhiều người nuôi ếch quan tâm. Hiện nay, nông dân nuôi ếch công nghiệp ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu người dùng. Việc nuôi ếch cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Việc đảm bảo nguồn thức ăn cho ếch vô cùng quan trọng để ếch lớn nhanh, sinh lời nhiều khi thu hoạch. Bài viết này, chúng tôi cung cấp thông tin cần thiết về thức ăn cho ếch cũng như trả lời thắc mắc Ếch có ăn cá cảnh không?

Tập tính ăn của ếch như thế nào?

Ếch là loài sống hoang dã trong tự nhiên, vì vậy không phải ai cũng biết tập tính ăn của ếch thế nào. Dưới đây là một vài thông tin quan trọng giúp người nuôi ếch có kế hoạch cho ếch ăn hiệu quả.

Thời điểm ăn

Ếch là loài ăn tạp, vì vậy thời điểm thích hợp để cho ếch ăn là sáng, trưa, chiều và tối. Ếch thường ăn 3-4 lần/ ngày. Đặc biệt, những người nuôi ếch lâu năm khuyên rằng nên cho ếch ăn vào buổi chiều – tối nhiều hơn là sáng, trưa.

Lượng thức ăn

Trong tự nhiên, ếch có thể kiếm thức ăn hoang dã mọi thời điểm trong ngày. Vì vậy, lượng thức ăn của ếch không hề ít! Đặc biệt là vào mùa mưa, ếch thích đi săn mồi nhiều hơn là vào mùa hè nắng gắt. Tóm lại, nhu cầu dinh dưỡng của ếch khá cao, với lượng đạm chiếm 25-40%.

Ếch có thể ăn được loại thức ăn nào?

Nguồn thức ăn của ếch khá đa dạng. Ếch có thể vừa ăn thức ăn sống trong đại dương, vừa ăn được các loại thức ăn công nghiệp.

Thức ăn sống

Thông thường, ếch sống hoang dã trong tự nhiên. Vì thế thức ăn của ếch là các loại côn trùng, động vật nhỏ mà chúng có thể săn được. Đặc biệt, ếch rất thích ăn mồi sống, di động (ví dụ: côn trùng, giun đất, sâu, ốc, trai – sò,…).

Nhu cầu đạm của ếch cao, vì vậy cá tạp là lựa chọn hữu ích để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho ếch. Người nuôi nên cho ếch ăn các loại cá tạp với kích thước nhỏ hơn kích thước của ếch. Điều này giúp ếch sinh trưởng nhanh hơn, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, có thể sơ chế qua và cho ếch ăn các loại nội tạng động vật, trùn quế,…

Thức ăn chế biến

Khi nuôi ếch tập trung với số lượng nhiều, lượng thức ăn sống như cá tạp, côn trùng, động vật nhỏ không thể cung cấp đủ.  Nhiều chủ doanh trại nuôi ếch cho biết ếch cũng có thể thích nghi và ăn được các loại thức ăn chế biến. Cụ thể, cám viên dạng nổi; thức ăn công nghiệp như bột bắp, gạo, trộn cám mịn chín nguội với bột cá,… Hoặc bạn cũng có thể cho ếch ăn cá tạp, cua, tép, ốc,… xay nhỏ.

Đối với cám viên, bạn cần lựa chọn loại cám phù hợp với kích cỡ và tốc độ sinh trưởng của ếch.

  • Viên cám có kích cỡ 2.2 – 2.5 mm, tỉ lệ đạm 30-35% cho ếch 1 tháng
  • Viên cám có kích cỡ 3-4 mm, tỉ lệ đạm 25-30% cho ếch 2-3 tháng
  • Viên cám có kích cỡ 5-6 mm, tỉ lệ đạm 22-25% cho ếch trên 3 tháng

Vậy ếch có ăn cá cảnh không?

Với những thông tin được cung cấp ở trên, câu trả lời cho “Ếch có ăn cá cảnh không?” là CÓ. Thức ăn của ếch là các loại cá tạp có kích thước nhỏ. Cá cảnh là loại cá có nhiều đạm, được nuôi trong môi trường thuận lợi và cung cấp đầy đủ thức ăn. Do đó cá cảnh là một loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho ếch.

Tuy nhiên cần lưu ý kích cỡ của loại cá tạp phải phù hợp với mức độ sinh trưởng của ếch. Những loại cá cảnh quá to so với kích thước hiện tại của ếch không phù hợp để làm thức ăn cho ếch.

Cách nuôi ếch sinh sản đạt 100%

Ếch hay mắc bệnh gì cần lưu ý?

Khi nuôi ếch công nghiệp cần lưu ý đến tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của ếch. Đôi khi thức ăn không phù hợp cũng có thể gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Sau đây là một vài bệnh có thể xảy ra ở ếch và cách phòng bệnh tiêu hóa.

Giun sán

Hệ tiêu hóa chứa giun sán bắt nguồn từ thức ăn hoặc nước trong bể bị ô nhiễm. Một số loại sán có thể là sán lá, giun kí sinh. Nên trộn thuốc giun sán vào thức ăn hàng ngày để loại bỏ gián. Hoặc dùng piperacilin 0.1% trộn cùng thức ăn trong vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.

Bệnh chướng hơi ở ếch con

Hiện tượng chướng hơi ở ếch xảy ra do ếch bị sốc vì môi trường nước thay đổi nhiều và đột ngột, hoặc do ăn nhiều thức ăn không tiêu hóa hết. Để đề phòng cần hạn chế thay nước, khi thay nước chỉ thay ⅓ lượng nước trong hồ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm men tiêu hóa trong khẩu phần ăn của ếch.

Bệnh viêm ruột

Khi bị viêm ruột, ruột và mỡ thoát ra ở lỗ hậu môn của ếch. Ếch bị sưng đỏ, mỏng, bên trong có dịch lỏng trong suốt và xen lẫn bã thức ăn không tiêu, mùi hôi thối. Để điều trị, cần trộn xen kẽ men tiêu hóa và thuốc kháng sinh vào thức ăn của ếch liên tục trong 4-5 ngày, liều lượng khoảng 5g thuốc/ kg thức ăn.

Cách phòng bệnh tiêu hóa cho ếch

Tuy nhiên, để hạn chế các bệnh tiêu hóa cho ếch, nên cho ếch ăn tỏi. Tỏi chứa nhiều kháng sinh an toàn. Khi trộn tỏi vào thức ăn của ếch, hệ tiêu hóa, sức đề kháng của ếch tốt hơn, nhanh lớn. Nếu sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, ếch dễ bị giảm sức đề kháng.

Cách làm: Xay nhỏ tỏi tươi, trộn với nước, rải đều vào thức ăn của ếch. Cho ăn kiểu này với tần suất 15 ngày/ lần. Trong vòng 2.5 tháng, nên cho ăn đủ trong 5 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Cách cho ếch ăn hạn chế ô nhiễm nước?

Để môi trường nước trong bể giúp cho quá trình ếch phát triển nhanh, cần chú ý cách cho ếch ăn. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:

Đối với thức ăn cám

Khi ếch còn 1 tháng tuổi, nên cho ếch ăn 3-4 lần một ngày (sáng, trưa, chiều, tối). Từ 2-3 tháng trở đi, nên cho ăn 2 lần trong ngày (sáng, tối).

Nên rải đều lượng cám trên bể để ếch được cung cấp lượng thức ăn ngang nhau. Nếu rải không đều, có con ăn nhiều nhưng có con ăn ít, khiến ếch cắn lẫn nhau vì đói. Rải đều cho đến khi thấy tốc độ ăn của ếch chậm lại.

Sau 20 phút, bể nào hoặc chỗ nào ếch ăn hết lượng thức ăn vừa cho, cho thêm vào để ếch ăn vừa đủ. Nếu sau 20 phút mà lượng thức ăn vẫn còn, nên giảm lượng cám vào ngày hôm sau. Việc này sẽ tránh lãng phí và bảo vệ môi trường nước trong hồ.

Đối với thức ăn tươi

Ếch ăn cá cảnh có thể coi là một loại ăn tươi của ếch. Thức ăn tươi thường khiến nước trong hồ bẩn nhanh. Do đó, bạn nên thay nước bẩn trong hồ trước khi cho ếch ăn.

Bên cạnh đó, cần trải tấm cho ếch ngồi, tránh trường hợp thức ăn bị bẩn gây nên các bệnh tiêu hóa. Sau 2 tiếng nếu thức ăn vẫn còn, cần đưa thức ăn thừa ra ngoài. Người nuôi cũng cần tránh để ếch ăn cá thiu, ảnh hưởng đến đường ruột.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến thức ăn của ếch, đồng thời trả lời cho câu hỏi “Ếch có ăn cá cảnh không?”. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công trong việc nuôi ếch công nghiệp và thu được nhiều lợi nhuận!
Bài viết liên quan