Chi Tiết Cách Phòng Tránh Và Chữa Trị Cho Cá Betta Bị Nấm

Khi cá Betta bị nấm, sẽ có các dấu hiệu như thế nào và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng biochain.vn tìm hiểu tất tần tật về bện h nấm ở cá Betta và các loại thuốc trị căn bệnh này hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

Hiểu đúng về bệnh nấm ở cá Betta

Nấm là căn bệnh phổ biến, dễ xảy ra ở tất cả mọi loại cá cảnh, không riêng gì cá Betta. Căn bệnh này gây ra do loại vi khuẩn có tên là Oodinium pilularis, là ký sinh hình que. Chúng sống bên dưới lớp da cá xiêm và gây ra bệnh nấm cho cá. Từ các bào tử nấm, vi khuẩn gây nên các đốm trên thân cá có màu vàng nâu. Tuy nhiên, khá may mắn là căn bệnh này có thể điều trị bằng thuốc và chỉ hại tới phần ngoài của cá nếu bạn phát hiện sớm.

Dấu hiệu nhận biết cá betta đang bị nấm

Một số dấu hiệu nhận biết khi cá Betta bị nấm có thể kể đến như sau:

  • Cá chọi không bơi lên trên mà nằm ở đáy hồ. Cá thường trông yếu ớt, dựa và cạ vào thành hồ vì ngứa bởi nấm.
  • Trên thân hoặc vây cá xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti, hoặc các đốm có màu vàng nâu.
  • Lưng cá xuất hiện các cục bông gòn, cá bỏ và chán ăn. Nếu tình trạng kéo dài, cá dễ bị mất màu.
  • Cá nằm im không động đậy. Phần da, mang, vây và miệng cá xiêm có chất nhờn trắng, một vài chỗ có thể sưng đỏ lên.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nấm ở cá

Khi đã nhận biết các dấu hiệu cá Betta bị nấm, bạn cần xem xét các nguyên nhân có thể gây nên căn bệnh này ở cá.

  • Môi trường bể nuôi kém chất lượng: Vì cá Betta cần không gian rộng lớn để bơi lội nên nếu bể cá quá hẹp sẽ dễ khiến cá bị thương. Từ đó, kết hợp với lượng thức ăn dư thừa chưa phân huỷ tồn đọng, cá chọi sẽ dễ nhiễm bệnh nấm.
  • Sức khỏe của cá yếu: Nếu cá xiên yếu hoặc đang bị thương, các bào tử nấm trong cá sẽ dễ phát triển. Bởi lúc cá bị thương, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm nặng nề. Điều đó khiến các mầm bệnh dễ xâm nhập cơ thể cá và gây ra bệnh nấm.

Cách trị nấm dứt điểm cho cá betta

Khi bạn nhận thấy cá Betta bị nấm, hãy thực hiện ngay các điều sau để trị bệnh dứt điểm cho cá chọi.

Thay nước

Đầu tiên, khi phát hiện cá Betta bị bệnh, bạn hãy cách ly cá ngay lập tức. Hãy vớt cá xiêm ra khỏi bể và đưa đến bể riêng, với nhiệt độ lý tưởng từ 26-27 độ C. Sau đó, bạn quay lại và vệ sinh bể cũ sạch sẽ bằng nước muối. Kể cả sau khi chữa khỏi bệnh nấm cho cá cũng phải thay nước trong bể thường xuyên.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp đương nhiên để trị cá Betta bị nấm. Bạn có thể sử dụng các thuốc như: thuốc ampicillin hoặc thuốc tetracycline. Với hai loại thuốc này, bạn có thể mua ở hiệu thuốc thông thường vì nó chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn ở da. Bạn bỏ 50mg thuốc cho vào 2 lít nước, rồi khuấy đều lên và đổ vào bể cá. Khi bỏ vào, thuốc sẽ có màu vàng và hết tác dụng sau 48h. Lúc này, bạn cần thay nước và sau đó pha thuốc chữa bệnh tiếp cho cá xiêm.

Sử dụng nước muối

Nếu phát hiện cá Betta bị nấm, bạn cũng nên cho cá ngâm với nước muối. Đầu tiên, bạn hãy hoà tan hoàn toàn 10 gram muối hột trong 100ml nước rồi cho cá vô nước khoảng 20 giây. Cá chọi khi vào nước sẽ có biểu hiện cong người, khi vớt ra ngoài sẽ hết. Sau khi vớt ra từ nước muối, bạn cho cá vào ngâm nước lá bàng. Nếu chịu khó chăm sóc và ngâm cá trong nước muối từ 3-5 ngày, cá sẽ nhanh hết nấm.

Top 3+ loại thuốc trị nấm cho cá betta cực tốt

Dưới đây, biochain.vn xin giới thiệu 3+ loại thuốc đặc trị nên dùng khi cá Betta bị nấm.

Thuốc bionock số 2

Đây là loại thuốc chuyên trị nấm cho cá Betta phổ biến, có xuất xứ từ Thái Lan. Thuốc này đặc trị với mọi bệnh nấm ở các loại cá mang lại kết quả nhanh chóng. Bạn pha 1 giọt Bionock là tương đương với 10 lít nước trong bể cá xiêm.

Thuốc Api Melafix

Thuốc Api Melafix có xuất xứ từ Mỹ, trị cá Betta bị nấm nhanh chóng và hiệu quả. Trong thuốc có chứa tinh dầu tràm tự nhiên, giúp vết thương nhanh lành và các vây da mau khoẻ mạnh trở lại. Bạn chỉ nên dùng thuốc này khi cá có dấu hiệu bị nặng hơn như nhiễm trùng. Ngoài chữa bệnh nấm, thuốc còn điều trị hiệu quả bệnh loét miệng, thối vây.

Thuốc Cz8 – Bacta

Dòng thuốc Cz8 cũng hiệu quả trong việc điều trị cá Betta bị nấm. Thuốc có giá thành khá rẻ, điều trị các tổn thương ở vây đều được. Nhưng khi sử dụng và pha với nước trong bể, bạn cần để nước khoảng 26-28 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc để vệ sinh bể cá chọi trước khi thả cá vào bể.

Phòng bệnh nấm cho cá betta như thế nào?

Khi đã biết các loại thuốc hiệu quả để xử lý tình trạng cá Betta bị nấm, bạn cũng nên biết cách phòng tránh để cá không bị lại lần nữa như sau:

Thay nước đều đặn

Bạn cần thường xuyên thay nước và vệ sinh bể cho cá Betta với tần suất ít nhất là 1 tuần/lần. Ngoài ra, mỗi lần thay nước, bạn chỉ được thay 50% để tránh cá bị sốc nước mới. Bạn cũng có thể để thêm máy sưởi bên cạnh bể, bảo đảm cá Betta luôn được sống trong môi trường tốt nhất.

Cho ăn đúng cách

Sau khi chữa trị cá Betta bị nấm, bạn cần bồi bổ thêm để cá khoẻ mạnh bằng cách cho cá ăn đúng cách. Bạn phải x

ử lý thức ăn sống như bo bo, trùn chỉ hay loăng quăng trước khi cho cá ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm vào chế độ ăn cho cá xiêm sau khi bị bệnh nhiều protein hơn.

Sử dụng nước lá bàng

Trong bể, bạn có thể để ít lá bàng cùng muối hột. Đây là cách để cá không bị lại bệnh nấm và giúp cân bằng độ pH trong bể.

Trên đây, biochain.vn đã chia sẻ các cách chăm sóc chi tiết và các loại thuốc phù hợp với cá Betta bị nấm. Ngoài ra, sau khi chữa trị cho cá khỏi bệnh, bạn nên tìm hiểu các cách phòng bệnh bên trên, tránh cho cá bị nhiễm bệnh lại.

Bài viết liên quan