5+ Tips Xử Lý Cá Rồng Sốc Nước Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất

Mặc dù cá rồng sốc nước không phải hiện tượng hiếm gặp nhưng có rất nhiều người chủ quan. Do đó, đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tử vong nhất ở loài cá này. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về hiện tượng cá rồng sốc nước và giải pháp.

Những biểu hiện thường gặp khi cá rồng sốc nước

Mỗi căn bệnh khác nhau đều có những biểu hiện khác nhau. Điều này đòi hỏi những người nuôi cá cần có mắt quan sát và quan tâm sát sao đến chúng. Biểu hiện của cá rồng sốc nước cũng rất rõ ràng. Ta có thể hoàn toàn nhận ra cá rồng đang sốc nước nhờ vào những dấu hiệu hay gặp sau đây.

Hướng Dẫn Xử Lý Cá Rồng Bị Sốc Nước - Vi Sinh Cá Cảnh Aquarium Care

Màu sắc của cá nhạt màu hơn

Biểu hiện đầu tiên và vô cùng dễ nhận ra khi cá bị sốc nước là màu sắc của cá nhạt hơn. Đôi khi, những chú cá rồng của bạn rất có thể còn bị mất luôn màu. Tuy nhiên, dù dễ dàng nhận ra nhưng đây là dấu hiệu thường bị bỏ qua nhất.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cá rồng bị mất màu. Chúng có thể mất màu do điều kiện môi trường như ánh sáng, nguồn nước,… Dù vậy, đừng chủ quan khi chú cá rồng bị nhạt màu bởi đây cũng là dấu hiệu sốc nước.

Cá mệt mỏi nằm bất động

Biểu hiện tiếp theo thường gặp khi sốc nước là cá rồng nằm bẹp dí dưới đáy bể và bất động. Khi bị sốc nước, cá rồng sẽ ở trong trạng thái vô cùng mệt mỏi.

Cá có những biểu hiện di chuyển bất thường

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu di chuyển bất thường, đây có thể là dấu hiệu sốc nước. Cá sẽ trở nên chảo đảo và mất thăng bằng khi gặp phải trường hợp này. Bạn sẽ thấy những chú cá của mình mất phương hướng và đâm vào góc cạnh của bể kính.

Bên cạnh đó, bạn có thể thấy những bước di chuyển khác thường. Cá có thể đang đi từ từ nhưng lại phóng vọt thật nhanh ngay sau đó. Chúng sẽ giật mình và hoảng sợ khi xung quanh bể xuất hiện những tiếng động.

Cá bơi theo chiều ngang và lật ngửa bụng

Bơi theo chiều ngang và lật ngửa bụng là biểu hiện trầm trọng nhất của sốc nước. Tuy nhiên, đây không chỉ là dấu hiệu của sốc nước mà còn nhiều bệnh lý khác.

Nếu cá có những dấu hiệu như trên thì cá sẽ không thể cứu được nữa. Đây là dấu hiệu xuất hiện khi tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng. Khi đấy, thời gian cá sống chỉ còn được tính theo ngày.

Cá rồng bị sốc nước. Cần cứu | VOZ

Nguyên nhân cá rồng sốc nước

Nguồn nước chính là môi trường sinh sống và gắn bó của loài cá. Chính vì vậy, cá rất nhạy cảm với những sự thay đổi nhỏ của nguồn nước. Dưới đây là những nguyên nhân cá rồng bị sốc nước.

Cá rồng sốc nước do nguồn nước thay đổi đột ngột

Sốc nước do nguồn nước cụ thể là các chỉ số trong nước rất phổ biến. Những thay đổi nhỏ như độ muối, pH thay đổi dẫn đến tình trạng sốc nước ở cá. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa nước mềm và nước cứng cũng là một nguyên nhân hay gặp.

Đây là thay đổi vô cùng nguy hiểm đối với cá, mặc dù trường hợp này khó có thể tránh khỏi khi nuôi cá. Cá sốc nước do nguồn nước sẽ có triệu chứng như ói, mửa. Bên cạnh đó, cơ thể cá rồng sẽ tiết ra chất nhầy bao phủ toàn thân từ 24 đến 72 giờ.

Cá rồng sốc vì thay đổi đột ngột của môi trường sống

Vì nước là môi trường sống của chúng nên khi thay đổi môi trường chúng cần được thích nghi. Đặc biệt đối với những chú cá mới mua, khi thả bể ta cần thả từ từ và giữ nguyên nước trong túi. Bạn cần để nước trong túi đựng cá từ từ hòa trộn dần vào nước trong bể. Cá sẽ mất khoảng vài tiếng để thích nghi với môi trường nước mới.

Đặc biệt, cá cũng có thể sốc nước khi bạn thay nước cho hồ cá. Khi thay nước, bạn cần chú ý đến các yếu tố như nhiệt độ,… và thay thế một cách từ từ.

Cá rồng sốc nước do nhiệt độ thay đổi đột ngột

Không chỉ nguồn nước, nhiệt độ trong nước cũng có thể khiến cá rồng bị sốc nước. Vì vậy, bể nước của cá rồng cần duy trì ở một nhiệt độ nhất định để tránh tình trạng này. Đặc biệt, khi thay nước mới, bạn cần chú ý đến nhiệt độ của nước. Nhiệt độ nước quá lạnh hay quá nóng có thể khiến cá bị hoảng loạn.

Bên cạnh đó, khi nhiệt độ nước hạ xuống thấp vào thu đông thì bạn cần nâng nhiệt độ lên. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi cá rồng khoảng 24 đến 29 độ. Tuy nhiên, cá rồng cũng có thể thích nghi với nhiệt độ nước đa dạng khác nhau.

Cá rồng sốc vì độc tố của ammonia, nitrite và nitrate

Sự gia tăng đột ngột của độc tố cũng khiến cho cá bị sốc nước. Không chỉ vậy, những độc tố này còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá. Điều này xảy ra bởi hai nguyên nhân là mật độ nuôi lớn và không vệ sinh bể cá thường xuyên.

Mật độ nuôi cá lớn mà kích thước không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ khiến cá không đủ oxy. Bên cạnh đó, lượng chất thải ra cũng khiến lượng nước rất nhanh bị ô nhiễm. Tương tự, khi bạn không vệ sinh bể cá thường xuyên làm cá sống trong môi trường không đủ tiêu chuẩn. Lúc này, độc tố trong nước tích tụ và tăng lên cao khiến cá rồng sốc nước.

Cá rồng bị sốc nước - Thi công hồ cá koi đẹp

Tổng hợp những phương pháp cấp cứu khẩn cấp cho cá rồng sốc nước

Ngay khi cá rồng có biểu hiện sốc nước, việc tìm ra nguyên nhân là điều đầu tiên phải làm. Đây là trường hợp khẩn cấp mà bạn không nên chậm trễ dù gì một giây. Điều trị ngay lập tức gia tăng tỷ lệ sống sót cho cá lên rất nhiều lần. Sau đây là một vài chia sẻ về cách điều trị cá rồng sốc nước.

Cấp cứu khi cá rồng có biểu hiện sốc nước

Đầu tiên, cá sốc nước sẽ có biểu hiện khó thở và ngáp nước. Lúc này, điều cần làm chính là đưa cá ra khỏi hồ và sủi oxy. Sau đó, bạn hãy dùng một tay cố định cá, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp nhẹ vào bụng cá. Lưu ý, trong trường hợp này bạn hãy dùng một lực vừa phải bóp nhẹ vào 2 bên bụng cá.

Sau đó, bạn hãy dùng ngón cái và trỏ của tay còn lại tách nhẹ miệng cá. Tách miệng cá để giúp cá có thể mở miệng ra. Thời gian này, bạn hãy dùng lực nhịp nhàng và bóp đều đặn. Bạn cần bóp đều đặn 10 lần mỗi kịp và nghỉ khoảng vài giây. Hãy tiếp tục thực hiện cho đến khi nào cá có thể tự hô hấp trở lại.

Lưu ý: Thời gian cá tỉnh lại và giữ được thăng bằng sẽ mất kha khá thời gian. Bạn cần phải làm như vậy từ 30 đến 60 phút thậm chí là lâu hơn. Vậy nên, bạn cần phải thật sự kiên nhẫn. Hãy thực hiện cho đến khi cá có thể hô hấp được một cách bình thường.

Cách thức xử lý nguồn nước khi cá rồng bị sốc nước

Nguồn nước là nguyên nhân của vấn đề vậy nên xử lý nguồn nước là điều phải làm. Đầu tiên, bạn nên xem xét nguyên nhân dẫn đến việc cá rồng bị sốc nước. Trong trường hợp cá rồng bị sốc do nước không đạt chuẩn, bạn hãy từ từ thay thế nước trong bể.

Bạn hãy chuẩn bị nước thay thế và từ từ thay thế nước sẵn có trong bể. Mặc dù nguồn nước đang ô nhiễm nhưng sẽ rất khó cho cá thích ứng ngay với nước mới. Chính vì vậy, khi thay nước không nên quá vội vàng. Nước trong bể sẽ từ từ được thay thế và khiến cá không bị sốc trong quá trình này.

Với trường hợp cá bị sốc do nhiệt độ nước, bạn hãy từ từ tăng lên mức nhiệt ổn định. Hãy tăng nhiệt chậm rãi nhất có thể để cá không bị sốc với nhiệt độ nước mới.

Những lưu ý khi điều trị cá rồng sốc nước

Hẳn khi bạn biết cá của mình bị sốc nước thì điều đầu tiên là muốn chữa trị cho nó. Tuy nhiên, có những trường hợp cá cần phải được để yên để tự thích nghi. Đó là khi cá rồng sốc nước do thay đổi các thông số của nước. Mặc dù, đây là trường hợp sốc nước rất nguy hiểm cho cá tuy nhiên cá cần phải tự vượt qua.

Trong trường hợp này, cơ thể cá đang rất mệt do nguồn nước thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi nước cho cá khiến cho chú cá lại thêm một lần thích nghi khác. Điều này khiến cá càng trở nên khó khăn hơn để thích nghi.

Nếu cá mắc phải tình trạng này, bạn chỉ nên đứng im và quan sát chú cá của mình. Nếu cá của bạn có thể chịu đựng qua 72h thì sẽ được thoát hiểm.

Những điều cần biết để phòng tránh cá rồng bị sốc nước

Không chỉ điều trị, phòng tránh là điều chúng ta nên làm để tránh đưa cá vào nguy hiểm. Sau đây là những điều bạn cần phải biết để hạn chế cá rồng sốc nước.

Trường hợp cá vừa được mua về

Mỗi cửa hàng, trang trại cá đều có những hồ chứa với môi trường khác với hồ của bạn. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra lại điều kiện, môi trường của hồ cá. Sau khi đã hỏi rõ ràng về độ pH, nhiệt độ,… bạn cần chỉnh lại hồ cá của mình sao cho thích hợp.

Trong trường hợp bạn không thay đổi trước môi trường của bể cá, cá sẽ khó thích nghi. Trường hợp xấu nhất xảy ra là cá có thể bị sốc nước. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ nguyên tắc thả cá mới vào bể. Thả một cách từ từ sẽ giúp cá dần được thích nghi với môi trường trong bể.

Hướng Dẫn Xử Lý Cá Rồng Bị Sốc Nước - Vi Sinh Cá Cảnh Aquarium Care

Khi thay nước cho bể cá

Thay nước cho bể cá là điều cần thiết để có thể làm sạch hồ cá. Việc giữ vệ sinh hồ cá cũng giúp cá tránh mắc các bệnh do môi trường không đảm bảo. Tuy nhiên, bạn không nên thay toàn bộ số nước trong hồ cá. Bạn chỉ nên thay 30% lượng nước trong hồ cá trong 1 lần.

Khi bạn thay nước quá đột ngột, điều này sẽ khiến cá bị sốc nước. Nguyên nhân bởi vì lúc này môi trường sống của cá hoàn toàn bị thay đổi.

Biện pháp khác giúp cá tránh bị sốc nước

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp để phòng tránh sốc nước. Những mục nêu dưới đây cần được tuân thủ để bầy cá rồng được khỏe khoắn nhất.
  • Đầu tiên, bạn cần kiểm tra chất lượng hồ nước thường xuyên. Hồ nước cần đảm bảo sạch, duy trì độ pH, nhiệt độ để cá sinh trưởng và phát triển.
  • Thứ 2, mật độ cá trong bể cần phải phù hợp với kích thước của hồ. Mật độ quá dày sẽ khiến cá bị thiếu oxy và nguồn nước nhanh ô nhiễm.
  • Thứ 3, lọc nước là điều cần thiết trong mọi loại cá. Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những chú cá. Vậy nên, máy lọc nước sẽ đảm bảo chất lượng nước luôn phù hợp cho cá phát triển.
  • Cuối cùng, bạn cần kiểm tra tình trạng và sức khỏe của cá thường xuyên. Điều này cần sự quan sát tỉ mỉ, sát sao với từng con cá để phát hiện ra bệnh tình của chúng.
Cá rồng sốc nước không phải một hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, rất nhiều chú cá không thể qua khỏi do không được điều trị kịp thời. Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị của bệnh. Hy vọng bài biết trên có ích cho bạn.
Bài viết liên quan