Cách Chữa Bệnh Cá Koi Bị Ngứa Mình “Triệt Để” Nhất

Cá Koi bị cạ mình do ngứa là tình trạng dễ gặp, nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể trở nặng gây loét, nhiễm khuẩn thậm chí là cá chết. Các nguyên nhân và cách điều trị triệt để dưới đây để có thể xử lý nhanh chóng và triệt để tình trạng này.

Cá Koi bị ngứa mình có nguy hiểm không?

Cá Koi hay cạ mình sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chất nhờn vốn dĩ có trách nhiệm bảo vệ cơ thể cá. Khi lớp chất nhờn bị hỏng vi khuẩn xấu trong nước ao của bạn xâm nhập vào cơ thế, chúng dễ dàng gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như loét Koi, thậm chí là khiến cá chết.

Nếu tình trạng này kéo dài, các cá thể cá trong hồ nước sẽ lây nhiễm, khiến cả đàn cá mệt mỏi, kém sắt và trông xỉn màu. Không ít trường hợp khiến cá chết dần chết mòn và thiệt hại lớn cho những người chăm sóc cá cảnh.

Dấu hiệu và Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá coi bị cạ mình

Tình trạng cá Koi bị ngứa mình khá phổ biến và nhiều người chơi cá đã bỏ qua những biểu hiện này ở cá. Tuy nhiên, nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời, có thể khiến bệnh tiến triển nặng nhanh chóng. Những biểu hiện và nguyên nhân khiến cá Koi bị ngứa mình được chúng tôi phân tích cụ thể dưới đây:

Biểu hiện của cá Koi bị ngứa mình

Bạn có thể nhanh chóng phát hiện cá Koi bị ngứa mình nếu như cá có những biểu hiệu như cá bơi nhanh và uốn, vặn mình, chà xuống đáy bình. Cá cọ xát thân vào mỏm đá, sỏi, cây mạnh đến mức làm rơi vảy và loét và lở ửng đỏ.

Nguyên nhân ngứa mình ở cá Koi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng cá Koi bị ngứa mình thì rất nhiều, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân để điều trị triệt để tận gốc.

  • Bộ lọc nước hoạt động kém hiệu quả: Môi trường nước bị ô nhiễm do nguồn nước và bộ lọc hoạt động không hiệu quả. Nước có nồng độ pH cao và nồng độ Amoniac có nhiều vi khuẩn có hại  tấn công cá và khiến chúng ngứa ngáy, khó chịu và mẩn ngứa.
  • Bệnh sán máng, sán da ở cá Koi: Sán mang cá là một loại sán có bốn đốt, thường tấn công và đẻ trứng ở mang cá. Các ấu trùng sán sau khi nở rất linh hoạt, chúng tìm kiếm và kí sinh trên da cá. Trong khi đó, Sán da thường tìm thấy ở thân cá, chúng dễ dàng dùng móc câu ở miệng tấn công vào lớp da, gây nên những vết viêm loét nhiễm trùng. Nhiễm sán thường xảy ra khi chất lượng nước kém, nồng độ chất hữu cơ cao, mức độ oxy hòa tan thấp hoặc mật độ thả cá quá dày.
  • Bệnh rận cá: Rận cá là ký sinh trùng, chúng tấn công cá Koi bằng cách chọc thủng da để hút chất dinh dưỡng. Chúng dễ dàng truyền nhiễm và thu hút các cá thể khác tấn công thân cá. Sau một thời gian, vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét.

Cách điều trị cá Koi bị ngứa mình hiệu quả triệt để

Có nhiều cách có thể áp dụng để điều trị bệnh ngứa mình ở cá Koi nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi sẽ đưa ra những cách được nhiều người sử dụng và cho kết quả thành công để bạn có thể tham khảo dưới đây:

Cách chữa bệnh ngứa mình ở cá Koi bằng thuốc tím

Thuốc tím (KMnO4) là một chất rắn vô cơ, có khả năng sát trùng, sát khuẩn và xử lý nước hiệu quả. Nếu một số cá Koi bị ngứa viêm, tróc vảy chảy máu, bạn có thể bắt riêng những con cá bị bệnh ra chậu riêng, dùng thuốc tím bôi trực tiếp lên phần vết thương của cá.  (KMnO4) cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc diệt các ấu trùng rận cá, sán cá hiệu quả.

Điều trị cá Koi bị ngứa mình bằng Paziwantel

Điều trị cá Koi bị ngứa mình bằng Paziwantel cũng là một phương pháp cá Koi bị ngứa mình mà nhiều người áp dụng và cho kết quả thành công. Bạn tiến hành ngâm Paziwantel liều lượng 2g/m3 nước để ngâm cá. Sau 2 ngày, bạn tiến hành thay 20% nước và  pha thêm  Paziwantel liều lượng 2g/m3 vào bể cá. Sau đó, những ngày tiếp theo, bạn tiến hành thay nước cho tới khi bể cá sạch. Paziwantel chuyên dùng cho thuỷ sản cũng có thể được trộn vào thức ăn với liều lượng 6g/30kg để điều trị giun sán và cải hiện tình trạng ngứa mình ở cá Koi hiệu quả.

Cách dùng tetracyclin chữa bệnh ngứa lở cho cá Koi

Tetracyclin là loại thuốc kháng sinh được những người nuôi cá lâu năm sử dụng để điều trị cá bị ngứa mình. Cách dùng tetracyclin cho cá koi như thế nào thì bạn có thể tham khảo chi tiết ở bài viết biochain.vn đã hướng dẫn kỹ lưỡng. Về cơ bản bạn có thể sử dụng để điều trị cho cá như sau:

  • Hòa tan 5g tetra và 500g muối hạt vào 100 lít nước để sát khuẩn cho cá.
  • Ngâm cá liên tục trong nước thuốc vòng 3 ngày liên tiếp không thay nước và không cho cá ăn.
  • Sang ngày thứ 4, khi cá có dấu hiệu khỏe mạnh, bạn tiến hành thay nước từ 20%-30% cho đến khi nước sạch mà không cần bổ sung thêm muối và nước..
  • Nếu vẫn còn tình trạng bệnh, bạn tiếp tục thay 20-30 % nước với tỷ lệ thuốc và muối tương ứng. Theo dõi đến khi cá khỏe mạnh thì tiến hành thay nước 20-30% cho đến khi nước trong mà không cần bổ sung thêm thuốc vào bể.

Cách xử lý cá bệnh ngứa mình tái đi tái lại

Cá vẫn tái đi tái lại sau khi dùng tất cả các loại thuốc trên, vấn đề sẽ nằm ở bộ lọc của bể. Những thức ăn li ti, cặn bẩn nếu như không xử lý kỹ, nước trong bể sẽ vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Điều này là tác nhân khiến cá tái đi tái lại bệnh ngứa mình. Bạn cần kiểm tra hệ thống lọc có đang hoạt động tốt hay không, các khoang lọc và bể lắng có được lọc sạch sẽ. Nếu hỏng, phải lập tức sửa hoặc mua mới bộ lọc.

Cách phòng bệnh cá Koi bị ngứa hiệu quả

Để tránh tình trạng cá bị ngứa mình hoặc tái đi tái lại nhiều làn, bạn cũng nên trang bị những kiến thức phòng tránh bệnh cá Koi ngứa mình dưới đây:

  • Giữ môi trường của cá luôn sạch sẽ: Nước trong ao phải luôn sạch sẽ, hệ thống lọc nước làm việc tốt và lọc sạch hoàn toàn bụi bẩn, thức ăn thừa và phân của cá.
  • Thêm vào hồ  vi khuẩn tự nhiên: Các vi khuẩn có lợi hoàn toàn tự nhiên có trong Bio ASKOI sẽ giúp loại bỏ các chất thải hữu cơ, làm sạch và cải thiện chất lượng nước.
  • Kiểm dịch, khử khuẩn cá mới: Cách ly và khử khuẩn cá giống mới trong ít nhất 14 ngày để đảm bảo cá khoẻ mạnh, không có mầm mống bệnh trước khi thả vào hồ.
  • Giảm căng thẳng cho cá: Bạn có thể thêm thuốc hỗ trợ giảm căng thẳng cho cá mỗi khi thay nước. Loại thuốc này còn có tác dụng loại bỏ clo, chloramines, kim loại nặng và amoniac giúp nước trong bể cá sạch sẽ hơn.
  • Dùng muối: Dung dịch muối như Dactylogyrus, Gyrodactylus, Epistylis, Trichodina và Chilodonella sẽ tăng lượng điện phân trong hồ cá. Muối cũng có thể loại bỏ các động vật nguyên sinh gây hại.

Một số lưu ý khi điều trị cá Koi bị ngứa mình

Nếu đã thực hiện tất cả các cách trên mà không mang lại hiệu quả, hãy tham khảo kỹ lưỡng những lưu ý dưới đây:

  • Hiện tượng nước chuyển đỏ khi dùng Tetracyclin: Khi sử dụng Tetracyclin trong hồ Koi, nước chuyển sang màu đỏ đậm cùng nhiều bọt khí nổi lên. Đây là hiện tượng bình thường khi dùng Tetracyclin điều trị cá Koi bị ngứa mình. Loại kháng sinh này thường tạo ra nhiều bọt, lúc đầu có màu xanh vàng nhạt, khi qua 48 tiếng, thì sẽ chuyển màu nâu đỏ khi thuốc đã hết tác dụng.
  • Các loại thuốc điều trị cá Koi bị ngứa mình không có tác dụng lập tức: Cần ít nhất 1 tuần để thuốc phát huy hiệu quả. Do đó, bạn nên kiên trì sử dụng thuốc và tránh xa các lời mời bán thuốc trị ngứa mình ở cá Koi trong vòng 1-3 ngày nhan nhảm trên mạng xã hội.
  • Lưu ý quan trọng khi đánh liều lượng thuốc không đủ: Hãy đảm bảo đủ liều lượng thuốc để cá có thể nhanh chóng phục hồi. Điều này có thể đến từ khó khăn trong việc xác định thể tích bể cá. Do đó, người chơi cá cần tính toán cẩn thận các thông số của bể để xác định chính xác lượng nước và thuốc phù hợp.
  • Bộ lọc của bể cá không hiệu quả khiến bệnh tái đi tái lại: Nếu có hiện tượng cá tái đi tái lại, lở, thối thịt. Điều đầu tiên bạn phải kiểm tra chính là bộ lọc nước bể cá. Hãy đảm bảo rằng phân, chất thải, cặn bẩn đọng lại trong các ngăn lọc, ngăn lắng. Nếu có, có lẽ hệ thống lọc của bạn đang có vấn đề và cần phải xử lý ngay lập tức.

Một số bệnh nguy hiểm của cá Koi khác bạn nên để ý

Ngoài hiện tượng cá Koi bị ngứa mình, người nuôi cá cũng nên có những hiểu biết nhất định về các loại bệnh nguy hiểm cá Koi để có thể theo dõi, phát hiện và xử lý nhanh chóng bệnh lý ngay từ đầu:

  • Bệnh trùng leo: Bệnh do ký sinh trùng bám chặt vào thân, đuôi để hút dưỡng chất từ cá, gây nên những vết thương chảy máu.
  • Bệnh rận cá: Bệnh do những ký sinh rận cá trê thân, da, mang hút máu đồng thời tiết ra chất độc khiến cá bị thương và sưng đỏ. Những vết thương này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công và lây lan chéo bệnh.
  • Bệnh đốm trắng: Là hiện tượng các hạt trắng xuất hiện trên đầu cá, lây lan nhanh giữa các bộ phận và giữa  cá thể cá Koi.
  • Bệnh đốm đỏ: Cá Koi xuất hiện những đốm xuất huyết nhỏ, bong vảy từng mảng, bơi lờ đờ và bỏ ăn nhiều ngày liền. Các đốm xuất huyết sẽ tấy, loét, mang cá tái nhợt và mắt cá xuất huyết.
  • Bệnh thối đuôi: Phần đuôi cá có hiện tượng sưng viêm, bong tróc hoại tử và ứ máu.
  • Bệnh sán da, sán mang: Bởi các loại sán ký sinh trên cơ thể, cá Koi nhiễm bệnh thường co giật ngứa mình, cựa thân vào cây hoặc cạnh bể. Sán có thể hút máu gây thủng mang cá, khiến cá chết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Bệnh loét: Các vết loét được gây ra bởi các va chậm, nhiễm khuẩn. Khiến cá chết nếu không được phát hiện kịp thời.

Trên đây là các biểu hiện và cách chữa trị cá Koi bị ngứa mình hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đã lựa chọn cho mình cách thức phù hợp và có thêm các kinh nghiệm chăm sóc cá Koi. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích các bạn nhé!

Bài viết liên quan