Cá Cảnh Ping Pong Giá Bao Nhiêu? Cách Chọn Mua Cá Chuẩn Nhất

Cá cảnh Ping Pong là một trong những dòng cá cảnh cực kỳ đẹp và đáng yêu. Đây là dòng cá cảnh thủy sinh được nhiều người ưa thích, từ các bạn nhỏ đến cả những người lớn. Dòng cá cảnh Ping Pong thu hút người chơi cá bởi vẻ ngoài dễ thương và màu sắc đẹp mắt. Hãy cùng mình chia sẻ cho mọi người về cách nuôi và chăm sóc cá Ping Pong hiệu quả.

Tổng quan về cá cảnh Ping Pong

Cá cảnh Ping Pong là loài cá nước ngọt, có hình dáng dễ thương và màu sắc độc đáo. Dưới đây là những thông tin về nguồn gốc, xuất xứ cũng như đặc điểm của cá Ping Pong.

Nguồn gốc xuất xứ của cá cảnh Ping Pong

Cá Ping Pong là loài cá có nguồn gốc ở Trung Quốc. Tên tiếng Anh của nó là Pearlscale Goldfish. Ở Việt Nam, chúng được biết đến với cái tên Cá Vàng Ngọc Trai. Đây là giống cá rất được ưa chuộng. Cá Ping Pong thường được nuôi trong các bể thủy sinh mini.

Cá Ping Pong Trại Cung Cấp Cá Cảnh Tphcm – Chợ Cá MeKong

Đặc điểm của cá cảnh Ping Pong

Cá cảnh Ping Pong nổi bật trong một bể cá cảnh bởi ngoại hình đáng yêu và cực kỳ dễ thương. Vảy cá cứng, nổi lên mình cá nhìn như những viên ngọc trai. Vảy cá có màu trắng đục, óng ánh như một viên ngọc trai lung linh dưới ánh nắng mặt trời.

Những cái vảy lấp lánh ấy được hình thành từ sự tích tụ của nhiều canxi do đột biến gen. Có lẽ phần vảy cá đã là nên nét độc đáo của riêng cá Ping Pong. Và vì thế mà người ta đặt cho nó cái tên kiêu kỳ là Cá vàng ngọc trai.

Phần đuôi cá rộng và ngắn. Đầu cá nhọn, nhỏ xinh xắn. Cá Ping Pong có ngoại hình ngộ nghĩnh với phần bụng phình to trái ngược với cái đầu nhỏ. Phần bụng phình to ở giữa tròn như một quả bóng hay người ta thường gọi cá có dáng bánh mì.

Màu sắc độc đáo của cá cảnh Ping Pong

Giống cá Ping Pong rất đa dạng về màu sắc. Cá có những màu sắc cơ bản trong bảng màu như trắng, đen, đỏ, cam đến màu lạ như xanh, tím, vân sọc. Chúng ta thường thấy màu sắc phổ biến của cá nhất là ba màu đỏ, trắng và trong suốt. Với màu sắc nổi bật cùng ngoại hình ngộ nghĩnh đáng yêu, cá Ping Pong rất dễ thu hút được sự chú ý và yêu thích của người chơi cá.

Cá Ping Pong Mini: Đặc điểm, Phân Loại, Cách Nuôi Và Giá Bán

Cách nuôi và chăm sóc cá Ping Pong

Cá cảnh Ping Pong có tính nhạy cảm cao, rất dễ bị thương. Vì vậy bạn cần biết và lưu ý những thông tin sau để có thể chăm sóc và nuôi cá tốt nhé.

Môi trường nước

Đảm bảo chất lượng nước tốt. Cá Ping Pong cần nguồn nước phải sạch để chúng có thể sinh trưởng và phát triển. Môi trường nước sạch giúp cá tránh những bệnh thường gặp. Người nuôi cá cần thay nước thường xuyên để đảm bảo nguồn nước đủ vệ sinh cho cá Ping Pong.

Vào mùa đông, bạn cần chú ý hơn đến việc thay nước cho bể cá Ping Pong. Bạn nên thay 1 lần/ tuần. Việc làm nãy giúp cá không phải thay đổi để thích ứng với môi trường sống mới. Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Bạn hãy sử dụng máy sưởi để nhiệt độ luôn cân bằng và giữ ấm cho cá. Cá Ping Pong thải phân rất nhiều. Bạn cần hút phân và vệ sinh bể thường xuyên để đảm bảo bể luôn sạch sẽ.

Nhiệt độ

Nhiệt độ để nuôi cá phù hợp nhất là 19 đến 28 độ C. Mức nhiệt này giúp cho cá dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vào thời gian sinh sản của cá Ping Pong hãy hạ nhiệt độ nước xuống khoảng 15 độ. Sau đó từ từ tăng nhiệt độ lên khoảng 18 độ, giúp cá hưng phấn. Thông thường nhiệt độ từ 21 đến 23 độ cá cảnh ping pong sẽ bắt đầu giao phối.

Cá Ping Pong: Loài Cá Cảnh Đáng Yêu, Dễ Nuôi, Bạn Đã Biết Chưa?

Không gian nuôi cá

Cá Ping Pong có tính cách năng động, hoạt động nhiều. Người nuôi cá cần chuẩn bị một bể cá đủ rộng để cá có nhiều không gian vận động. Cá Ping Pong nên được nuôi với số lượng ít trong bể thủy sinh. Mật độ nuôi cá thích hợp là 5 – 10 lít nước/ 1 con.

Hạn chế các vật trang trí trong bể giúp cá có không gian rộng hơn. Nếu có quá nhiều vật trang trí trong bể như đá, cây thủy sinh, thân cây, hòn non bộ… cá sẽ dễ gặp chấn thương.

Các loại thức ăn cho cá cảnh Ping Pong

Để cá cảnh Ping Pong phát triển khỏe mạnh và đẹp, bạn nên cho cá ăn các loại thực phẩm giàu Albumin. Thức ăn chứa Albumin  giúp cá phát triển tốt hơn về hình thể và nâng cao sức đề kháng.

Trong giai đoạn cá con còn bé, cá thường ăn nhiều hơn lượng thức ăn so với dòng cá thường. Khi cá càng lớn, chúng ta càng cần giảm lượng thức ăn đi. Bởi nếu cho cá Ping Pong ăn quá nhiều, cơ thể sẽ xuất hiện một lớp màng nhầy. Đây là nguyên nhân khiến vảy cá có thể bị rụng.

  • Thức ăn cho cá cảnh Ping Pong thường được sản xuất và tìm thấy ở các dạng sau:
  • Thức ăn tươi sống: tôm, giun đỏ,…
  • Thức ăn dạng thực vật: các loại rau xanh như dưa chuột, đỗ, rau,…
  • Thức ăn công nghiệp được sản xuất dưới dạng viên, bột,…

Lưu ý chỉ nên cho cá ăn 1-2 lần/ngày. Cá ăn nhiều sẽ dễ bị khó tiêu hóa, chướng bụng. Cá ăn nhiều sẽ có nhiều chất thải. Ngoài ra, cá không ăn hết sẽ còn tồn đọng nhiều thức ăn thừa lắng đọng trong bể. Nếu không được làm sạch kịp thời thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là rất lớn.

Cá Ping Pong có thể sống chung với những loại nào?

Cá Ping Pong là giống cá có đặc tính hiền lành. Bạn có thể nuôi chúng với nhau để dễ dàng chăm sóc, đảm bảo yêu cầu về nguồn nước, thức ăn. Bên cạnh đó, cá có thể được nuôi cùng với hầu hết các giống cá cảnh nước ngọt nhiệt đới. Một số giống cá như: cá đầu sư tử, cá vàng Ranchu,… có thể hòa hợp với cá Ping Pong. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh nuôi cá cảnh Ping Pong với các giống cá hung dữ như: cá koi, cá chọi,…

Kỹ thuật sinh sản cá cảnh Ping Pong

Một lần giao phối, cá cảnh Ping Pong cái có thể sinh đến 1000 trứng. Trong giai đoạn này người nuôi cần chú ý bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cá. Bạn cần tìm hiểu kỹ thời gian sinh sản để đảm bảo sức khỏe cho cá.

Cá Ping Pong khi đẻ trứng cũng cần chú ý đặc biệt. Nếu nuôi cá cảnh Ping Pong với các loài cá khác thì cần cảnh giác hơn. Vi trứng cá có thể bị các loài cá khác trong bể ăn.

Bạn chỉ nên nuôi cá với mật độ ổn định để số lượng cá sau mùa giao phối không tăng đột biến đến mức không kiểm soát đc. Khi đó chất dinh dưỡng không đủ để cá phát triển. Không gian bể cá cũng không đủ khoảng trống.

Cá Ping Pong giá bao nhiêu? Nuôi như thế nào cho đúng kỹ thuật – Aspidoras

Một số bệnh cá cảnh Ping Pong mắc phải

Giống với các loài cá cảnh khác, nếu không được chăm sóc đúng cách cá Ping Pong sẽ gặp vấn đề về sức khỏe. Tuổi thọ của chúng sẽ bị suy giảm và dễ mắc phải những căn bệnh sau:

  • Cá cảnh ping pong bị bệnh phổi vây: Căn bệnh này thường xảy ra phổ biến với các loài cá cảnh. Nguyên nhân chính dẫn đến cá bị bệnh phổi vây là do nguồn nước. Nguồn nước không được vệ sinh thường xuyên sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và thay nước cho bể cá cảnh Ping Pong.
  • Cá ping pong bị bệnh chướng bụng: Tuy phần bụng của cá cảnh ping pong có dạng hình bóng bàn nhưng kích thước đường ruột lại khá nhỏ. Điều này khiến bụng cá dễ căng và gặp phải tình trạng căng chướng bụng. Bệnh này khiến việc bơi lội của cá bị hạn chế, có thể khiến cá tử vong.
  • Cá ping pong bị bệnh nấm: Đây cũng là một trong những căn bệnh thường thấy ở các loài cá cảnh. Nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại. Từ đó khiến phần da, phần miệng của cá bị nhiễm nấm. Để tránh việc cá bị nấm bạn cần thay nguồn nước trong bể, hoặc dùng thuốc diệt nấm.

Cá cảnh Ping Pong giá bao nhiêu?

Giá cá Ping Pong phụ thuộc vào màu sắc và kích thước của từng con cá. Cá có kích thước nhỏ, màu sắc cơ bản sẽ có giá rẻ và ngược lại. Những chú cá có kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ hoặc hiểm thì sẽ có mức giá cao hơn.

Cá cảnh Ping Pong có tốc độ phát triển rất chậm. Chúng có thể đạt tới kích thước bằng quả bóng bàn sau một năm nuôi dưỡng với điều kiện tốt nhất.

  • Giá trung bình của một con cá Ping Pong là 25.000 VNĐ/con.
  • Đối với cá Ping Pong có kích thước nhỏ, cỡ bằng ngón tay cái: giá giao động từ 15.000 – 30.000 VNĐ.
  • Đối với cá Ping Pong có kích thước lớn hơn, cỡ bằng 4 ngón tay: mức giá sẽ cao hơn, giá giao động từ 150.000 – 200.000 VNĐ.

Cá Ping Pong là giống cá mới, rất được ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều địa chỉ khác nhau.

Cá cảnh Ping Pong – loài cá hot hit hiện nay được nhiều người chơi cá cảnh ưa thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Nếu bạn cũng yêu thích loài cá này, thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết trên. Wiki thuỷ sinh luôn đảm bảo cung cấp cho bạn những kiến thức thú vị nhất.

Bài viết liên quan